Ngừng kể chuyện theo bản năng: Áp dụng ngay 5 công thức storytelling giúp video bùng nổ triệu view
Kể chuyện theo bản năng thường khiến video của bạn thiếu điểm nhấn, dễ bị lẫn giữa hàng triệu nội dung trên TikTok. Muốn tạo ra những video không chỉ thu hút mà còn bùng nổ triệu view, bạn cần một công thức rõ ràng, có chiến lược. Đừng để cảm hứng ngẫu hứng quyết định câu chuyện của bạn! Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 công thức storytelling hiệu quả, đã được kiểm chứng giúp bạn kể chuyện một cách bài bản, hấp dẫn và chạm sâu vào cảm xúc người xem.
1. Câu chuyện 7 điểm
Khi kể một câu chuyện dài – dù là trong video, bài viết hay phim ngắn – yếu tố quan trọng nhất chính là giữ được sự kịch tính xuyên suốt. Đó là lý do vì sao bạn cần một cấu trúc có thể dẫn dắt cảm xúc người xem theo từng bước, khiến họ không thể rời mắt.
Dưới đây là công thức giúp bạn làm điều đó:
- Điểm mở đầu: Mở ra câu chuyện bằng một chi tiết hấp dẫn để ngay lập tức thu hút sự chú ý.
- Cao trào 1: Một sự kiện bất ngờ hoặc thú vị xảy ra, đẩy câu chuyện lên cao.
- Thắt 1: Xung đột xuất hiện, câu chuyện bắt đầu trở nên căng thẳng.
- Điểm giữa: Một bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cục diện.
- Thắt 2: Mâu thuẫn leo thang, tưởng như không thể giải quyết.
- Bước ngoặt 2: Một phát hiện, giải pháp hoặc sự kiện bất ngờ mở ra lối đi mới.
- Kết thúc: Câu chuyện được khép lại với một kết quả rõ ràng – có thể là một bài học, một cảm xúc đọng lại, hoặc một thông điệp truyền cảm hứng.
Ví dụ minh họa:
“Tôi đã từng phá sản, mất hết tất cả… Nhưng đây là cách tôi trở lại mạnh mẽ hơn!”
- Mở đầu: Câu chuyện của tôi bắt đầu vào một ngày định mệnh…
- Cao trào 1: Kinh doanh đang phát triển thuận lợi, nhưng một quyết định sai lầm đã thay đổi tất cả…
- Thắt nút 1: Tôi mất trắng, rơi vào khủng hoảng tài chính…
- Bước ngoặt: Sau một cuộc gặp gỡ quan trọng, tôi nhận ra điều gì đó rất quan trọng…
- Thắt nút 2: Tôi thử áp dụng nhưng lại thất bại lần nữa…
- Bước ngoặt 2: Cuối cùng tôi tìm ra một chiến lược đúng đắn và bắt đầu lại từ đầu…
- Kết thúc: Tôi đã xây dựng lại sự nghiệp và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết!
Ứng dụng: Công thức này rất phù hợp để kể chuyện cá nhân, làm video truyền cảm hứng hay xây dựng kịch bản phim ngắn, giúp bạn giữ chân người xem và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
2. Fichtean
Nếu bạn muốn tạo ra một video kịch tính, thu hút người xem từ đầu đến cuối thì công thức dưới đây chính là “chìa khóa” dành cho bạn.
Đầu tiên, hãy bắt đầu video thật nhanh chóng, đi thẳng vào hành động ngay từ những giây đầu tiên mà không cần dài dòng giới thiệu. Tiếp theo, từng khoảnh khắc trong video nên chứa đựng một thử thách mới, tạo cảm giác căng thẳng, hồi hộp liên tục để giữ chân người xem. Cuối cùng, khi mọi việc dần được giải quyết, hãy kết thúc video với một điểm nhấn rõ ràng, mạnh mẽ để gây ấn tượng sâu sắc.
Ví dụ: “Tôi đã thử ăn mì cay cấp độ 10 và đây là điều xảy ra...”
- Bắt đầu nhanh: Ngay khi cắn miếng đầu tiên, tôi đã cảm nhận được vị cay “bốc cháy” trên môi.
- Tăng cường hành động: Mồ hôi túa ra, nước mắt chảy xuống nhưng tôi vẫn quyết tâm ăn tiếp.
- Hành động giảm dần: Cuối cùng, tôi hoàn thành thử thách và rút ra được bài học đắt giá.
Công thức này rất phù hợp với các video thử thách, phản ứng cảm xúc (reaction) hoặc những video hành động có nhịp độ cao. Hãy áp dụng ngay để video của bạn trở nên hấp dẫn và khiến người xem không thể rời mắt!
3. Cấu trúc 3 hồi
Một trong những công thức kể chuyện được áp dụng phổ biến trong phim ảnh và cả các video viral trên mạng xã hội chính là cấu trúc 3 phần: Mở đầu – Xung đột – Giải quyết. Cách kể chuyện này tạo nên một hành trình cuốn hút, khiến người xem muốn dõi theo đến giây cuối cùng.
- Mở đầu (Setup): Giới thiệu tình huống ban đầu. Bạn đang làm gì? Bạn sắp thử điều gì đó mới? Đây là cách giúp khán giả nhanh chóng nắm bắt bối cảnh.
- Xung đột (Conflict): Một trở ngại bất ngờ xuất hiện, mọi thứ không như bạn nghĩ. Đây chính là điểm "móc cảm xúc", khiến người xem tò mò và muốn biết chuyện gì xảy ra tiếp theo.
- Giải quyết (Resolution): Bạn đã vượt qua thử thách đó như thế nào? Bài học rút ra là gì? Đây là phần mang lại giá trị và cảm hứng cho người xem.
Ví dụ:
Mở đầu: “Tôi quyết định thử sống 7 ngày không dùng mạng xã hội.”
Xung đột: “Ngày đầu tiên khá dễ, nhưng đến ngày thứ 3, tôi cảm thấy như bị tách biệt hoàn toàn với thế giới.”
Giải quyết: “Nhưng rồi tôi phát hiện ra một điều thay đổi hoàn toàn cách tôi sử dụng công nghệ – và điều đó thực sự đáng giá.”
Chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã có thể kể một câu chuyện chạm cảm xúc, dễ viral và khiến người xem nhớ đến bạn lâu hơn.

4. Trước và sau
Đây là một công thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp bạn kể câu chuyện của mình một cách thuyết phục và tạo được ấn tượng sâu đậm. Cấu trúc này giúp khán giả thấy rõ sự thay đổi – từ tình trạng họ đang gặp phải, đến kết quả lý tưởng sau khi áp dụng giải pháp mà bạn chia sẻ.
- Trước: Mô tả vấn đề mà người xem đang gặp phải và cảm giác tiêu cực mà nó mang lại.
- Sau: Cho họ thấy cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào khi vấn đề đó được giải quyết.
- Cầu nối: Tiết lộ cách mà bạn (hoặc sản phẩm/dịch vụ của bạn) đã giúp chuyển biến tình huống.
Ví dụ: "Làm sao tôi tăng 100K followers chỉ trong 6 tháng?"
- Trước: “Trước đây, tôi đăng bài đều đặn mỗi ngày nhưng gần như không có ai quan tâm…”
- Sau: “Giờ đây, tôi có hàng chục nghìn người theo dõi và nhận được hàng loạt tin nhắn mỗi ngày…”
- Cầu nối: “Tất cả là nhờ 3 chiến lược đơn giản mà tôi sắp chia sẻ…”
Cấu trúc này đặc biệt hiệu quả khi bạn làm các nội dung chia sẻ kinh nghiệm, review sản phẩm hoặc bật mí bí quyết cá nhân. Nó không chỉ giúp tăng tính chân thực mà còn khiến người xem dễ dàng tưởng tượng bản thân họ trong câu chuyện bạn kể.
5. Cấu trúc xếp hạng
Trong thế giới mạng xã hội, người dùng thường không có nhiều thời gian để đọc hết một bài viết dài. Đó là lý do tại sao dạng nội dung “danh sách” luôn được ưa chuộng. Nó ngắn gọn, dễ theo dõi và mang lại giá trị rõ ràng. Chỉ cần nhìn lướt qua, người xem đã có thể nắm được các ý chính, từ đó dễ dàng lưu lại để áp dụng sau.
Khi xây dựng nội dung dạng danh sách, bạn nên chia bố cục thành 3 phần rõ ràng:
Giới thiệu: Nêu lý do tại sao danh sách này quan trọng hoặc hữu ích.
Danh sách: Trình bày các mục theo thứ tự hiệu quả, ưu tiên hoặc độ phổ biến.
Kết luận: Tóm tắt nhanh và đưa ra lời khuyên hoặc lời kêu gọi hành động.
Ví dụ: "Top 5 công cụ AI giúp bạn làm content nhanh hơn"
Giới thiệu: Bạn muốn tiết kiệm thời gian khi sáng tạo nội dung? Đây là những công cụ AI bạn nên thử!
Danh sách:
ChatGPT – Viết content chỉ trong vài chục giây.
Canva AI – Thiết kế hình ảnh nhanh chóng, không cần biết đồ họa.
Leonardo AI – Tạo hình minh họa nghệ thuật, siêu ấn tượng.
Kết luận: Hãy thử ngay những công cụ này và chia sẻ xem bạn thích công cụ nào nhất!
Ứng dụng: Dạng nội dung danh sách rất phù hợp với các bài viết về công cụ hỗ trợ, mẹo vặt, so sánh sản phẩm, hướng dẫn từng bước, hoặc tổng hợp các xu hướng đang nổi bật.
Kể chuyện không chỉ là chia sẻ, mà còn là nghệ thuật tạo ra sự kết nối và cảm xúc với người xem. Nếu bạn còn đang kể chuyện theo bản năng mà không có kế hoạch, hãy thử áp dụng ngay 5 công thức storytelling đã được chứng minh hiệu quả này. Chỉ cần biết cách xây dựng câu chuyện hấp dẫn, bạn sẽ dễ dàng chinh phục trái tim khán giả và biến video của mình thành “cơn bão” triệu view.